Các ông lớn công nghệ Mỹ lãi đậm giữa mùa dịch
(TBKTSG Online) – Bất chấp cú sốc đại dịch Covid-19, các ‘ông lớn’ công nghệ của Mỹ bao gồm Amazon, Apple, Google, Facebook vẫn kiếm được tổng lợi nhuận ròng khổng lồ trong quí 3: lãi 38 tỉ đô la trên gần 230 tỉ đô la doanh thu, theo báo cáo tài chính của họ được công bố hôm 29-10. Các con số này tốt hơn so với báo cáo tài chính quí 2 của họ, thời điểm họ bắt đầu được hưởng lợi nhờ nhu cầu và thói quen mua sắm, làm việc của người dân thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh.
Amazon ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt kỷ lục mới trong quí 3 nhờ xu hướng mua sắm trực tuyến trở nên mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh: Bloomberg |
Amazon bùng nổ với mức lợi nhuận tăng 200%
Các con số trên gây ấn tượng, không chỉ vì quá lớn mà còn vì bốn công ty này dường như đang đi lội ngược dòng trong thời điểm lịch sử này. Hồi đầu tháng 10, một báo cáo của Quốc hội Mỹ cáo buộc họ dính líu đến các thực hành chống cạnh tranh và một số nghị sĩ Mỹ đang yêu cầu chẻ nhỏ họ ra.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức cao gấp đôi so với hồi đầu năm và hàng loạt ngành nghề kinh doanh ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xoay sở tìm đường sống trong thời kỳ dịch bệnh.
Khi nhiều người dân Mỹ bị mắc kẹt ở nhà, các dịch vụ và thiết bị mà Amazon, Apple, Google, Facebook cung cấp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và trở thành công cụ chủ yếu để nhiều người giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Nói cách khác, những thay đổi về nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng trong đại dịch khiến ngành hàng không, nhà hàng và vô số ngành nghề kinh doanh khác rơi vào cảnh khốn đốn nhưng lại tạo ra các cơ hội kinh doanh tốt chưa từng thấy cho những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Lối sống hạn chế đi ra ngoài và làm việc từ xa đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến, sử dụng mạng xã hội, dịch vụ đám mây, quảng cáo số hóa, mua sắm máy tính Mac…, những cỗ máy kiếm tiền quan trọng của bốn đại gia công nghệ của nước Mỹ.
Trong quí kết thúc vào cuối tháng 9, lợi nhuận của Amazon tăng bùng nổ gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 6,3 tỉ đô la. Lợi nhuận của Facebook và và Alphabet (công ty mẹ của) Google lần lượt đạt 5,53 tỉ đô la và 11,25 tỉ đô la, tăng gần 30% và 60%. Dù giảm nhẹ một chút so với cùng kỳ năm ngoái, mức lợi nhuận 12,7 tỉ đô la trong quí vừa của Apple cũng là con số lớn.
Doanh thu của các công ty này trong quí 3 cũng tăng mạnh. Sự thống trị của Amazon càng gia tăng trên thị trường thương mại điện tử suốt thời kỳ dịch bệnh khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, giúp doanh thu Amazon đạt mức kỷ lục 96,1 tỉ đô la trong quí vừa qua, tăng 37% so với cách đây một năm. Ngoài ra, mảng dịch vụ đám mây và quảng cáo số hóa Amazon cũng được hưởng lợi nhờ nhu cầu tăng mạnh.
Doanh thu của Alphabet và Facebook lần lượt tăng 14% và 22%. Doanh thu quảng cáo số hóa của Alphabet tăng gần 10% lên mức 37,1 tỉ đô la trong quí 3.
Trước đó, hôm 27-10, hãng phần mềm Microsoft cho biết trong quí kết thúc vào tháng 9, doanh thu và lợi nhuận của công ty này đạt lần lượt 37,2 tỉ đô la và 13,9 tỉ đô la, tăng 12% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ mảng kinh doanh điện toán đám mây khởi sắc trong mùa dịch.
Đây cũng là quí đạt lợi nhuận kỷ lục của Microsoft. 5 công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhất nước Mỹ, Apple, Amazon, Alphabet, Facebook và Microsoft ghi nhận doanh thu tổng cộng của họ trong quí 3 tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ các con số kinh doanh ấn tượng, cổ phiếu của các ông lớn công nghệ Mỹ vẫn đang ở mức cao nhất hoặc sát mức cao nhất trong lịch sử. Đây là thành tích đáng chú ý vì cổ phiếu của Google, Facebook, Amazon và Apple đều giảm sâu hồi tháng 3 sau khi đại dịch Covid-19 ập đến
Không giống như nhiều công ty khác vẫn đang tổn thương từ cú sốc đó, cổ phiếu của bốn công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ không chỉ phục hồi hoàn toàn và còn bứt phá lên các mức kỷ lục mới. Kể từ tháng 3, vốn hóa trung bình của họ đã tăng khoảng 50%, trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ tăng khoảng 5%.
Tổng lợi nhuận ròng của bốn ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ gồm Amazon, Apple, Google, Facebook đạt 38 tỉ đô la trong quí vừa qua. |
Đối mặt với nguy cơ bị chẻ nhỏ vì bị cáo buộc độc quyền
Tuy nhiên, sự thống trị gia tăng của ngành công nghệ trong nền kinh tế càng khiến Amazon, Apple, Google, Facebook hứng làn sóng chỉ trích mạnh mẽ hơn từ các quan chức chính phủ, nhà làm luật vì họ cho rằng sức mạnh của ngành công nghệ đang tạo ra sự độc quyền.
Hôm 28-10, các giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, Twitter và Alphabet bị chất vấn trong cuộc điều trần gần bốn tiếng đồng hồ tại Ủy ban thương mại Thượng viện Mỹ, tập trung vào quyền lực chi phối của các nền tảng của họ đối với cách trao đổi thông tin của công chúng.
Trong năm nay, hơn 1.000 công ty bao gồm những doanh nghiệp tên tuổi như Unilever, Coca-Coca, Pepsi, Verizon, Microsoft, Starbucks, Ford…đã tham gia chiến dịch tẩy chay quảng cáo ở Facebook, có tên gọi #StopHateForProfit.
Chiến dịch nhằm phản đối Facebook không hành động đầy đủ để kiểm soát các nội dung gây thù hận bao gồm phân biệt chủng tộc, kích động bạo lực và tin giả. Tuy nhiên, chiến dịch này dường như không ảnh hưởng lớn đến doanh thu quảng cáo của Facebook trong quí vừa qua.
Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp đơn kiện Google vì cho rằng công ty này đang vận hành sự độc quyền không công bằng ở mảng kinh doanh tìm kiếm. Trong một năm qua, tiểu ban chống độc quyền của Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ cũng tổ chức nhiều cuộc điều trần để chất vấn các CEO của Amazon, Apple, Facebook và Google
Hồi đầu tháng này, tiểu ban chống độc quyền này công bố bản báo cáo chỉ trích Amazon, Apple, Facebook và Google tận dụng sức mạnh thống trị của họ để bóp nghẹt cạnh tranh và sáng tạo. Báo cáo đề nghị Quốc hội Mỹ xem xét buộc chẻ nhỏ các ông lớn công nghệ này bằng cách tách bạch các nền tảng trực tuyến của họ với các mảng kinh doanh khác.
Không có gì ngạc nhiên khi các tập đoàn công nghệ này cố hạ thấp bất cứ gợi ý nào cho rằng họ đang giành được miếng bánh kinh tế lớn hơn trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19.
Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Alphabet, cho biết công ty ông chỉ tăng trưởng ngang mức với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ số hóa khác. Song mức độ chi phối ngày càng lớn của Amazon, Apple, Facebook, Alphabet khiến họ bị giám sát chặt chẽ hơn. Vốn hóa tổn cộng của bốn công ty này tăng mạnh trong năm nay và đang ở mức khoảng 5.300 tỉ đô la, tương đương 20% giá trí vốn hóa của chỉ số S&P 500.
“Các ông lớn công nghệ này thực sự khó dừng lại. Chúng tôi không biết họ sẽ lớn mạnh thêm và quyền lực đến mức nào”, Kevin Landis, Giám đốc đầu tư Công ty Firsthand Capital Management, nói.
Theo Vox, Wall Street Journal, Financial Times
Bài viết liên quan
-
WHAT IS A DRUM MOTOR?
A drum motor is a one component conveyor drive where the motor, gear drive and all moving parts are enclosed inside the drum. The motor and gears operate in a sealed oil…
-
Phát triển điện khí LNG ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Phát triển điện khí LNG (Liquefied Natural Gas) ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức Việc đưa vào sử dụng và phát triển LNG tại Việt Nam đã và đang…
-
Cuộc chạy đua chiếm thị trường nhiên liệu sạch Hydrogen giá trị 700 tỉ đô
(TBKTSG Online) – Châu Âu và Trung Quốc đang tăng tốc các kế hoạch thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sạch hydrogen để giành quyền kiểm soát một thị trường có…
-
Liên doanh hạ tầng khu công nghiệp VSIP bước vào mảng năng lượng tái tạo
(TBKTSG Online) – Các đối tác trong liên doanh phát triển hạ tầng các khu công nghiệp VSIP ở nhiều tỉnh thành tiếp tục bắt tay để cùng cung cấp giải…
-
Startup về rửa xe nhận vốn triệu đô từ công ty Hàn Quốc
(TBKTSG Online) – Chiều ngày 6-10, nhà khởi nghiệp chuỗi rửa xe VietWash công bố huy động được 1,7 triệu đô la Mỹ từ nhà đầu tư GS Caltex (Hàn Quốc),…
-
Doanh nghiệp startup sắp có nơi để thỏa sức sáng tạo
(TBKTSG Online) – Ngày 1-10, TPHCM đã khởi công Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại địa chỉ 123 Trương Định, quận 3 với tổng vốn đầu tư hơn 323 tỉ…
-
Bảy giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam đặt mục tiêu sẽ có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên…